9 chiến lược quản lý hàng tồn kho
Author: admin
Date Posted: 23/02/2024
Views: 596
9 chiến lược quản lý hàng tồn kho doanh nghiệp phải biết trong năm 2024
Để duy trì sản xuất và cung ứng đều đặn, các doanh nghiệp luôn phải theo dõi và quản lý hàng tồn kho chính xác, kỹ lưỡng. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp lại có một cách quản lý hàng tồn kho khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu cũng như ngành nghề kinh doanh của công ty. Cùng Adaline tìm hiểu 9 chiến lược quản lý hàng tồn kho sau để cải thiện quy trình vận hành của doanh nghiệp trong năm 2024!
1. Quản lý hàng tồn kho tức thời
Nghĩa là nhà sản xuất chỉ cần có đủ hàng tồn kho để sản xuất đúng những gì cần thiết, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Chiến lược tinh gọn này giúp giảm chi phí sản xuất và quản lý tồn kho. Tuy nhiên, chiến lược JIT đòi hỏi nhà sản xuất phải làm việc với các đối tác uy tín và có trách nhiệm cao để đảm bảo chuỗi cung ứng. Nếu không, sự gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ dẫn đến gián đoạn quá trình lưu chuyển hàng hóa
2. Nhập trước, xuất trước (First in, first out – FIFO)
Với chiến lược này, hàng tồn kho nào được nhập vào đầu tiên sẽ được bán hoặc sử dụng trước tiên. Phương pháp FIFO thường được áp dụng cho các sản phẩm có hạn sử dụng nhất định, ví dụ như pin hoặc thuốc.
Với chiến lược FIFO, hàng tồn kho nào được nhập vào đầu tiên sẽ được bán hoặc sử dụng trước
3. Nhập sau, xuất trước (Last in, first out – LIFO)
Chiến lược LIFO trái ngược với FIFO – những sản phẩm mới nhập vào kho sẽ được sử dụng trước. Các doanh nghiệp lựa chọn chiến lược này vì cho rằng hàng mới sẽ có giá hơn hàng cũ. Do đó, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh hơn.
Lợi ích chính của phương pháp LIFO là giảm thiểu chi phí thuế trong điều kiện lạm phát. Khi giá cả hàng hóa tăng lên, giá vốn hàng bán (COGS) tính theo phương pháp LIFO sẽ cao hơn COGS theo phương pháp FIFO. Điều này sẽ làm giảm lợi nhuận ngắn hạn của doanh nghiệp. Từ đó thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải trả cũng giảm theo.
4. Sản lượng đơn hàng kinh tế (Economic order quantity – EOQ)
Chiến lược EOQ giúp nhà sản xuất xác định khối lượng đơn hàng lý tưởng cho mỗi sản phẩm nhập vào để không phải giữ quá nhiều hoặc quá ít hàng tồn kho. Phương pháp này sử dụng dữ liệu về nhu cầu hàng năm, chi phí đặt hàng (bao gồm giảm giá nếu có) và chi phí lưu kho hàng năm để tính toán lượng hàng tồn kho cần đặt với tổng chi phí thấp nhất. Chiến lược EOQ đặc biệt hữu ích với những nhà sản xuất nhu cầu về hàng tồn kho ổn định.
5. Phương pháp bình quân gia quyền (Weighted average cost – WAC)
Thay vì tính chi phí của mỗi đơn vị hàng tồn kho, phương pháp WAC tính chi phí trung bình của tất cả hàng tồn kho. Phương pháp này phân bổ chi phí trên toàn bộ hàng tồn kho, giúp đề phòng những biến động lớn trong giá cả của từng mặt hàng cụ thể. Tính giá trị hàng tồn kho theo chiến lược bình quân gia quyền sẽ giảm thiểu ảnh hưởng của những biến động trong chi phí lên quá trình định giá sản phẩm, từ đó giữ giá thành ổn định.
6. Kiểm kê theo chu kỳ (Cycle counting)
Cycle counting dùng để đảm bảo số lượng hàng tồn kho thực tế khớp với dữ liệu hàng tồn kho của nhà sản xuất. Phương pháp này tập trung vào việc đếm số lượng hàng tồn kho theo chu kỳ (có thể theo tuần, tháng, thậm chí hằng ngày) và điều chỉnh dữ liệu nếu có sai lệch.
7. Phân loại ABC
Phân loại ABC là phương pháp phân loại hàng tồn kho dựa trên mức độ quan trọng của mặt hàng đó đối với nhà sản xuất, được xác định bởi nhu cầu, chi phí và rủi ro. Kỹ thuật này chia hàng tồn kho thành các nhóm “A”, “B” và “C”. Trong đó, hàng thuộc nhóm “A” được xem là quan trọng nhất và được ưu tiên hơn so với nhóm “B” và “C” khi nhà sản xuất quyết định nên dự trữ mặt hàng nào, số lượng bao nhiêu và thời điểm đặt hàng lại. Phương này cũng hỗ trợ cho quá trình cycle couting, giúp doanh nghiệp tập trung vào những nhóm hàng quan trọng để tránh rủi ro mất mát hoặc sai sót.
8. Quản lý hàng tồn kho ký gửi
Với phương pháp này, người gửi hàng (nhà sản xuất) sẽ cung cấp hàng hóa cho người nhận hàng (nhà phân phối, đơn vị bán lẻ,…). Người nhận hàng sẽ sở hữu và giữ gìn số hàng tồn kho này, nhưng không phải thanh toán bất kỳ số tiền nào tại thời điểm nhận hàng. Chỉ khi hàng được bán, người nhận hàng mới thanh toán cho người gửi hàng. Phương pháp này giúp giảm chi phí lưu kho của nhà sản xuất.
9. Quản lý hàng tồn nhờ công nghệ đám mây
Chiến lược quản lý này sử dụng công nghệ để hỗ trợ 8 chiến lược trên, thông qua một hệ thống quản lý hàng tồn kho (IMS) tập trung, có thể truy cập 24/7. Cụ thể, hệ thống IMS sử dụng điện toán đám mây có thể tự động theo dõi tồn kho theo thời gian thực. Điều này giúp đảm bảo nhà sản xuất luôn có đủ hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu khách hàng, đồng thời thông báo cho doanh nghiệp khi mức tồn kho giảm xuống dưới ngưỡng nhất định. Hệ thống cũng có khả năng tính toán EOQ và WAC, ngoài ra còn dự báo nhu cầu sản phẩm và hỗ trợ quá trình làm việc với các nhà cung cấp.
10. Quản lý hàng tồn kho dễ dàng với ADALINE
Phân hệ Quản lý hàng tồn kho của Adaline giúp doanh nghiệp dễ dàng tối ưu mức tồn kho, thúc đẩy lợi nhuận và giảm giá vốn hàng bán. Hệ thống cho phép nhà sản xuất theo dõi hàng tồn kho ở bất kỳ đâu, hỗ trợ ra quyết định và phân bổ lại hàng khi cần thiết. Bên cạnh đó, hệ thống cũng giúp xác định những biến động trong nhu cầu của khách hàng, dựa trên lịch sử bán hàng của doanh nghiệp. Hệ thống còn có khả năng theo dõi chính xác hàng tồn kho thông qua việc truy vết theo lô và theo số serial, giúp xác định chiến lược quản lý phù hợp và giảm lãng phí.
9 chiến lược quản lý hàng tồn kho doanh nghiệp phải biết trong năm 2024
Để duy trì sản xuất và cung ứng đều đặn, các doanh nghiệp luôn phải theo dõi và quản lý hàng tồn kho chính xác, kỹ lưỡng. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp lại có một cách quản lý hàng tồn kho khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu cũng như ngành nghề kinh doanh của công ty. Cùng Adaline tìm hiểu 9 chiến lược quản lý hàng tồn kho sau để cải thiện quy trình vận hành của doanh nghiệp trong năm 2024!
1. Quản lý hàng tồn kho tức thời
Nghĩa là nhà sản xuất chỉ cần có đủ hàng tồn kho để sản xuất đúng những gì cần thiết, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Chiến lược tinh gọn này giúp giảm chi phí sản xuất và quản lý tồn kho. Tuy nhiên, chiến lược JIT đòi hỏi nhà sản xuất phải làm việc với các đối tác uy tín và có trách nhiệm cao để đảm bảo chuỗi cung ứng. Nếu không, sự gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ dẫn đến gián đoạn quá trình lưu chuyển hàng hóa
2. Nhập trước, xuất trước (First in, first out – FIFO)
Với chiến lược này, hàng tồn kho nào được nhập vào đầu tiên sẽ được bán hoặc sử dụng trước tiên. Phương pháp FIFO thường được áp dụng cho các sản phẩm có hạn sử dụng nhất định, ví dụ như pin hoặc thuốc.
Với chiến lược FIFO, hàng tồn kho nào được nhập vào đầu tiên sẽ được bán hoặc sử dụng trước
3. Nhập sau, xuất trước (Last in, first out – LIFO)
Chiến lược LIFO trái ngược với FIFO – những sản phẩm mới nhập vào kho sẽ được sử dụng trước. Các doanh nghiệp lựa chọn chiến lược này vì cho rằng hàng mới sẽ có giá hơn hàng cũ. Do đó, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh hơn.
Lợi ích chính của phương pháp LIFO là giảm thiểu chi phí thuế trong điều kiện lạm phát. Khi giá cả hàng hóa tăng lên, giá vốn hàng bán (COGS) tính theo phương pháp LIFO sẽ cao hơn COGS theo phương pháp FIFO. Điều này sẽ làm giảm lợi nhuận ngắn hạn của doanh nghiệp. Từ đó thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải trả cũng giảm theo.
4. Sản lượng đơn hàng kinh tế (Economic order quantity – EOQ)
Chiến lược EOQ giúp nhà sản xuất xác định khối lượng đơn hàng lý tưởng cho mỗi sản phẩm nhập vào để không phải giữ quá nhiều hoặc quá ít hàng tồn kho. Phương pháp này sử dụng dữ liệu về nhu cầu hàng năm, chi phí đặt hàng (bao gồm giảm giá nếu có) và chi phí lưu kho hàng năm để tính toán lượng hàng tồn kho cần đặt với tổng chi phí thấp nhất. Chiến lược EOQ đặc biệt hữu ích với những nhà sản xuất nhu cầu về hàng tồn kho ổn định.
5. Phương pháp bình quân gia quyền (Weighted average cost – WAC)
Thay vì tính chi phí của mỗi đơn vị hàng tồn kho, phương pháp WAC tính chi phí trung bình của tất cả hàng tồn kho. Phương pháp này phân bổ chi phí trên toàn bộ hàng tồn kho, giúp đề phòng những biến động lớn trong giá cả của từng mặt hàng cụ thể. Tính giá trị hàng tồn kho theo chiến lược bình quân gia quyền sẽ giảm thiểu ảnh hưởng của những biến động trong chi phí lên quá trình định giá sản phẩm, từ đó giữ giá thành ổn định.
6. Kiểm kê theo chu kỳ (Cycle counting)
Cycle counting dùng để đảm bảo số lượng hàng tồn kho thực tế khớp với dữ liệu hàng tồn kho của nhà sản xuất. Phương pháp này tập trung vào việc đếm số lượng hàng tồn kho theo chu kỳ (có thể theo tuần, tháng, thậm chí hằng ngày) và điều chỉnh dữ liệu nếu có sai lệch.
7. Phân loại ABC
Phân loại ABC là phương pháp phân loại hàng tồn kho dựa trên mức độ quan trọng của mặt hàng đó đối với nhà sản xuất, được xác định bởi nhu cầu, chi phí và rủi ro. Kỹ thuật này chia hàng tồn kho thành các nhóm “A”, “B” và “C”. Trong đó, hàng thuộc nhóm “A” được xem là quan trọng nhất và được ưu tiên hơn so với nhóm “B” và “C” khi nhà sản xuất quyết định nên dự trữ mặt hàng nào, số lượng bao nhiêu và thời điểm đặt hàng lại. Phương này cũng hỗ trợ cho quá trình cycle couting, giúp doanh nghiệp tập trung vào những nhóm hàng quan trọng để tránh rủi ro mất mát hoặc sai sót.
8. Quản lý hàng tồn kho ký gửi
Với phương pháp này, người gửi hàng (nhà sản xuất) sẽ cung cấp hàng hóa cho người nhận hàng (nhà phân phối, đơn vị bán lẻ,…). Người nhận hàng sẽ sở hữu và giữ gìn số hàng tồn kho này, nhưng không phải thanh toán bất kỳ số tiền nào tại thời điểm nhận hàng. Chỉ khi hàng được bán, người nhận hàng mới thanh toán cho người gửi hàng. Phương pháp này giúp giảm chi phí lưu kho của nhà sản xuất.
9. Quản lý hàng tồn nhờ công nghệ đám mây
Chiến lược quản lý này sử dụng công nghệ để hỗ trợ 8 chiến lược trên, thông qua một hệ thống quản lý hàng tồn kho (IMS) tập trung, có thể truy cập 24/7. Cụ thể, hệ thống IMS sử dụng điện toán đám mây có thể tự động theo dõi tồn kho theo thời gian thực. Điều này giúp đảm bảo nhà sản xuất luôn có đủ hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu khách hàng, đồng thời thông báo cho doanh nghiệp khi mức tồn kho giảm xuống dưới ngưỡng nhất định. Hệ thống cũng có khả năng tính toán EOQ và WAC, ngoài ra còn dự báo nhu cầu sản phẩm và hỗ trợ quá trình làm việc với các nhà cung cấp.
10. Quản lý hàng tồn kho dễ dàng với ADALINE
Phân hệ Quản lý hàng tồn kho của Adaline giúp doanh nghiệp dễ dàng tối ưu mức tồn kho, thúc đẩy lợi nhuận và giảm giá vốn hàng bán. Hệ thống cho phép nhà sản xuất theo dõi hàng tồn kho ở bất kỳ đâu, hỗ trợ ra quyết định và phân bổ lại hàng khi cần thiết. Bên cạnh đó, hệ thống cũng giúp xác định những biến động trong nhu cầu của khách hàng, dựa trên lịch sử bán hàng của doanh nghiệp. Hệ thống còn có khả năng theo dõi chính xác hàng tồn kho thông qua việc truy vết theo lô và theo số serial, giúp xác định chiến lược quản lý phù hợp và giảm lãng phí.